SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI THƯỜNG XUYÊN ĐỌC SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG THƯỜNG XUYÊN ĐỌC SÁCH

1. Người thường xuyên đọc sách sẽ có nhiều chủ đề nói chuyện Điều này rất rõ ràng, bởi vì đọc sách nhiều, nên chuyện biết được cũng rất nhiều. Ví dụ bạn thấy một người rất tự ti và nhút nhát, bạn biết được tâm lý của người đó gặp vấn đề. Nhưng đã đọc qua sách tâm lý bạn có thể đưa ra được lời khuyên và giải pháp một cách hợp lý. Từ đó nhiều chuyện sẽ dễ chia sẻ với nhau hơn 2. Người thường xuyên đọc sách sẽ hiểu được nhiều hơn những đạo lí và nguyên lí xuất hiện phía sau hiện tượng nào đó Có một số chuyện nhìn có vẻ rất phổ thông nhưng ẩn chứa nhiều nguyên lí kinh tế học, tâm lý học,...phía sau. Người đọc qua nhiều sách vở bởi vì biết được những nguyên lí này mà nhìn thấu được bản chất sự việc Ví dụ KFC bán một chiếc hambuger giá 40k, nhưng mua theo set có thêm đồ ăn khác thì là 65k, lúc này khả năng bạn chọn 1 cái hamburger là không lớn, thường thì sẽ chọn set. Bạn sẽ cảm thấy mình chọn đúng, vì mua theo set giá rẻ hơn, nhưng đây là thật ra chính là KFC đang lợi dụng “hiệu ứng mỏ neo” Hamburger được định giá 40k chính là mỏ neo, bạn vừa nhìn thấy nó liền coi nó làm vật tham khảo. Mà nếu coi đó là vật tham khảo thì set đồ ăn sẽ rẻ hơn rồi. Cũng chính là, người ta định hamburger 40k vì muốn bạn mua theo phần 3. Người thường xuyên đọc sách tương đối mẫn cảm, có lòng đồng cảm lớn Thường xuyên đọc sách, nhất là những người đọc sách văn học, nội tâm sẽ tinh tế hơn, đối với những việc xảy ra xung quanh mình sẽ tương đối mẫn cảm. Họ dễ dàng suy nghĩ vì người khác, bởi họ có những cái nhìn sâu sắc đối với nhân vật mình đã đọc. Cho dù là quỷ keo kiệt như Grande (Nhân vật trong tiểu thuyết Oyeni Grande của Balzac) hay điên khùng giống Đôn Ki Hô Tê thì thông qua ngòi bút của những bậc đại sư, người đọc sách đã gặp rất nhiều. Vì vậy họ có hiểu biết sâu sắc nhân tính, trong cuộc sống sẽ rất dễ đồng cảm với người khác 4. Người thường xuyên đọc sách có thể bao dung những âm thanh khác nhau Điểm này là đoạn kéo dài của đoạn trên, đọc sách càng nhiều, con người sẽ càng khoan dung, còn người ít đọc sách, thì trong quan niệm dễ bị ảnh hưởng bởi sự bảo thủ và chuyên chế Ví dụ chúng ta đọc một đoạn văn, tác giả và chúng ta sẽ có quan điểm khác nhau. Người thường xuyên đọc sách sẽ suy nghĩ xem vì sao anh ta lại có quan điểm như vậy, quan điểm của tác giả đúng không, có điểm nào đáng để học tập hay không? Còn người không đọc sách rất khó tiếp thu quan điểm không giống mình 5. Người thường xuyên đọc sách có lòng hiếu kì và sự ham học hỏi rất lớn Nếu ai đó có hay đọc sách, ngoại trừ nguyên nhân công việc và chuyên môn thì chính là vì thích đọc sách. Vì sao lại thích đọc sách? Vì thế giới trong sách quá tuyệt vời, rực rỡ chứ sao Đối với những người này, cho dù bao nhiêu tuổi thì trong họ vẫn tồn tại sự hiếu kì rất lớn giống như thời nhỏ. Chúng ta đối với thế giới còn nhiều điều chưa khám phá hết, vì vậy tôi muốn đi tìm hiểu Ngày trước tôi cũng chỉ đọc sách văn học và triết học, về sau thì đọc thêm sách thiên văn học bởi vì có hứng thú với vũ trụ. Sau nữa thì đọc sách về tâm lý học, kinh tế học, lịch sử, càng ngày càng phát hiện bản thân quá nông cạn 6. Người thường xuyên đọc sách rất khách quan Nói thật, một người muốn mình hành xử khách quan là rất khó, bởi vì bản chất chúng ta đều là chủ quan và ích kỷ. Nhưng người đọc sách nhiều thường sẽ ép buộc bản thân, đứng vào vị trí khách quan để xem xét vấn đề Tại sao lại làm như vậy? Bởi vì khi bạn có cảm xúc mạnh mẽ hoặc việc đó liên quan quá nhiều đến lợi ích bản thân thì con người sẽ giống như đeo một đôi kính màu, bị những thứ đó chi phối. Đọc sách càng nhiều, bạn sẽ càng có dũng khí và sự tự giác để vứt bỏ đôi kính kia, bởi vì bạn biết nó đang che phủ đôi mắt của mình.. 
Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/kinh-nghiem-du-lich-philippines-cho-dan-me-xe-dich/

Sau tuổi 50, có 10 điều cần nhớ kĩ để cuộc sống giữ được thăng bằng

Khi ở tuổi 50, 60, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn còn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm. Thay vào đó, hãy tận hưởng cuộc sống hồn nhiên như những năm tháng đầu đời.

Đừng bao giờ nghĩ mình phải để lại tất cả những gì đã kiếm được cho con cháu. Chớ nên lo lắng về những điều sẽ xảy ra với các con mình, cũng đừng lo sợ bản thân bị đánh giá thế nào. Bởi khi đã trở về với cát bụi rồi, bạn sẽ không còn nghe thấy bất cứ lời khen, tiếng chê nào nữa… Thời gian bạn có thể sống vui vẻ trên đời, có thể kiếm tìm của cải cũng sẽ chấm dứt. Vậy phải làm sao đây? Xin hãy ghi nhớ 10 điều sau để cuộc sống về hưu không mất đi trọng tâm, để hưởng thụ tháng ngày còn lại một cách an lành, hạnh phúc. 1. Đến tuổi 50, hãy học cách đối xử với bản thân tốt một chút. Khoản gì cần chi tiêu, hãy cứ mạnh dạn chi tiêu, điều gì đáng được hưởng thụ hãy cố gắng hưởng thụ. Đừng để sự hà tiện, tiếc rẻ khiến bạn lỡ đi những cơ hội vui sống cuối cùng. Một ngày kia khi số mệnh đã điểm, bạn sẽ mất đi tất cả. 2. Con cái đều đã lớn, chớ làm nô lệ cho chúng. Hãy giữ mối quan hệ với con cái, yêu thương và giúp đỡ khi cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng. Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nhất khi có thể và bằng lòng với những tiện nghi hiện tại. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn. Đa phần con cái đều yêu quý cha mẹ, nhưng chúng còn quá bận rộn với công việc, mái ấm riêng và những ràng buộc khác. Bạn hãy học cách tin tưởng con cái, hãy tin rằng tự chúng sẽ biết chăm lo cho cuộc sống của bản thân. Con cháu tự có phúc của chúng, đừng vì chúng mà mãi làm “thân trâu ngựa”, hãy học cách dần dần buông tay. 3. Hãy sống vui vẻ, tận hưởng những ngày tháng tươi đẹp trên cõi đời này. Cũng đừng so sánh công danh, địa vị, lợi lộc, chớ băn khoăn làm sao để con cái được xuất sắc như người khác. Đến tuổi 50, bạn chỉ nên so sánh xem mình có thể sống vui vẻ, khỏe mạnh và trường thọ hay không, như vậy là đủ. 4. Năng lực của mỗi người đều có hạn bởi chúng ta không phải là siêu nhân. Đối với những việc ta vốn bất lực không thể thay đổi thì đừng nên quá bận tâm, chấp nhất. Mọi sự tình đều có quy luật an bài của Trời Đất, dù bạn có bận tâm tới đâu cũng vô dụng, ngược lại chỉ khiến thân tâm khó nhọc, tinh thần bản thân suy nhược mà thôi. 5. Về cơ bản, khi về già, bạn vẫn chỉ có thể tự lực cánh sinh, dựa vào chính mình mà thôi. Đừng ảo tưởng, hy vọng quá nhiều vào người khác, đừng cầu mong sự trả ơn, giúp đỡ của họ. Đối với con cái, tiền bạc của bạn đương nhiên là của chúng nhưng tiền bạc của chúng ngược lại chưa chắc đã phải là của bạn. Hãy tỉnh táo trong chuyện này. 6. Hãy tự học cách tìm một người tri kỷ để làm bạn, bởi chỉ có bạn bè mới là người đồng hành tốt nhất trong những năm tháng về sau. Con cái dù có tấm lòng hiếu thuận tới đâu nhưng những lo toan cuộc sống cũng sẽ cuốn hết sự quan tâm của chúng. Con không phải lúc nào cũng luôn ở cạnh ta. Hãy học cách tự tìm người đồng hành để san sẻ cùng bạn những niềm vui nỗi buồn. 7. Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có và những gì có xung quanh bạn. Cũng đừng quên bạn bè. Họ chính là tài sản của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản: Chịu khó lắng nghe, không ngắt lời, chớ nhạo báng, hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại, hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối, hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên. Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn. 8. Đến tuổi 50, đừng tiếp tục lãng phí sức khỏe để đánh đổi lấy những vật ngoài thân. Tiền dù có nhiều đến đâu cũng không mua nổi sức khỏe. Đánh đổi sức khỏe để kiếm được càng nhiều tiền rốt cuộc cũng chỉ để mua về một đống thuốc. Hãy biết đủ làm vui, trân trọng sức khỏe bản thân. Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu tiền là đủ? Một triệu? Mười triệu? Hay một tỉ? Từ hàng ngàn héc ta ruộng đất, bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày. Từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông để ở, một chỗ ngủ, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp. Hà cớ gì phải truy cầu, tham lam, đuổi theo hết thảy thứ này thứ khác trong đời? Chỉ cần sống vui vẻ, hạnh phúc là được phải không? 9. Hạnh phúc là tự mình cố gắng tạo nên, vui vẻ cũng là tự mình tìm kiếm. Biết giữ một tâm trạng luôn thoải mái, yên ổn thì mỗi ngày mới chính là một ngày vui, mỗi chuyện lướt qua tầm mắt mới nhẹ nhàng, thanh thản. 10. Hãy giữ gìn thật tốt trạng thái tinh thần. Tinh thần vui vẻ thì bệnh mới không tới. Tinh thần tốt hơn thì bệnh mới có thể khỏi sớm hơn. Hãy lên cho mình một kế hoạch và chờ đợi những ngày tiếp theo. Một ngày sống không có phút giây nào vui vẻ là một ngày bị mất đi đầy uổng phí. Một ngày dù chỉ có một giây phút vui vẻ ngắn ngủi cũng là được lợi biết bao. Một tâm hồn lạc quan giúp chữa lành bệnh tật nhanh chóng. Một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa cả. Hãy ra ngoài thường xuyên, đi dưới ánh mặt trời, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm nhiều năm với thể lực và sức khỏe dồi dào. Và cuối cùng, hãy nhớ bằng lòng với những gì mình đang có trong tay… Nguồn: https://www.dkn.tv/
Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/vnreview-nhung-dia-diem-du-lich-han-quoc-dang-den-nhat/

Người không tranh giành không phải là người ngốc mà là người có phúc

Ở đời, nếu như sống mà ánh mắt luôn nhìn “chằm chằm” vào người khác thì sẽ rất mệt mỏi! Sống đừng nghĩ rằng mọi việc phải đem ra tranh đua cao thấp! Có một số thứ trong đời không phải là tranh mà có được, mà được cũng chưa hẳn là vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, bạn cũng có sự tốt đẹp, sáng lạn của mình.. 1. Con bất hòa với cha mẹ vì tranh thắng thua Kỳ thực, trên thế gian này chẳng có ai phải có nghĩa vụ đối tốt với bạn cả. Chỉ có cha mẹ mới có thể không so đo, tính toán đến sự báo đáp mà yêu thương chăm sóc chúng ta mà thôi! Khi cha mẹ căn dặn chúng ta phải biết tiết kiệm, đừng trách cha mẹ là những “kẻ nô lệ của đồng tiền”, đừng tranh luận rằng tiền mình làm ra mình tự chi tiêu. Cha mẹ làm như vậy chỉ là mong muốn chúng ta chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau này của mình mà thôi!   Mỗi khi cha mẹ nhắc nhở chúng ta, trời lạnh rồi nhớ mặc thêm áo ấm, đừng tranh luận với cha mẹ rằng chỗ của bạn ấm áp như thế nào, ánh mặt trời rực rỡ ra làm sao, bỏ mặc sự quan tâm của họ. Những lời nhắc nhở ấy chẳng qua chỉ là vì quan tâm chúng ta, sợ chúng ta lâm bệnh mà không có cha mẹ ở bên chăm sóc mà thôi! Có đôi lúc, sự lo lắng của cha mẹ là vô căn cứ, sự quan tâm của cha mẹ là “không cần thiết” tuy nhiên cha mẹ làm như vậy tất cả đều là vì hy vọng con cái có cuộc sống tốt sau này. Đừng tranh giành thắng thua với cha mẹ, đó mới là sự hiếu thảo lớn nhất! 2. Vợ chồng bất hòa vì tranh đúng sai Trong hôn nhân, chúng ta thường xuyên thấy cảnh người vợ không thuận lợi trong công việc liền mượn cớ phát sinh bực tức cáu giận với người chồng. Người chồng vì thể diện của bản thân mà trước mặt bạn bè, người ngoài sai khiến người vợ, người vợ không chịu được cảnh ấy và thế là mối quan hệ êm đẹp trở nên bất hòa… Thực ra, khi người chồng trong gia đình có làm một chút việc sai trái mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cục thì đừng so đo, tính toán chi li mà sinh ra bất hòa. Những khi ấy, nếu như có thể “một mắt nhắm, một mắt mở” mà bỏ qua thì bạn không phải là người yếu đuối, không có năng lực mà điều đó nói lên rằng, bạn là người khoan dung, độ lượng. Khi người vợ vô ý mắc phải sai lầm lớn, người chồng không cần phải nhục mạ, chỉ trích, thậm chí đánh mắng mà hãy thật lòng an ủi đối phương, ra sức tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề. Đây không phải thể hiện ra bạn là người ủy khuất, nhu nhược mà thể hiện bạn là người chín chắn, vững vàng và bao dung. Trên thế giới này, hai vợ chồng không phải mỗi người là 100%, mà mỗi người chính là một nửa, ghép lại thành 100% mà thôi! Hai người cùng nhau học cách đối diện với sai lầm của đối phương, giúp nhau hoàn thiện bản thân và tự hoàn thiện mình. Đã là một đôi, một cặp đâu cần phải tranh luận ai đúng ai sai để làm gì? 3. Bạn bè bất hòa vì tranh cao thấp Bạn bè đến với nhau là bởi vì có duyên mà ngàn dặm mới quen nhau, vì chí hướng hợp nhau mới hiểu nhau. Người xưa có câu: “Vàng bạc dễ được, tri kỷ khó tìm”, cho nên đừng bao giờ tranh cao thấp với bạn bè. Có thể công việc của chúng ta không cao sang bằng của bạn, đơn vị công tác không nổi danh như của bạn nhưng phải nhớ rằng, công việc là không có phân chia cao thấp, lao động là không có phân biệt giá trị. Có thể làm tốt công việc bằng chính sức lao động của bản thân mình thì chúng ta cũng đã được xem là một chuyên gia rồi! Có thể nhà chúng ta ở diện tích không rộng, giá cả không đắt bằng nhà của bạn. Nhưng suy cho cùng cũng đâu có vấn đề gì? Sự ấm áp trong căn nhà không phải được quyết định bằng diện tích lớn hay nhỏ, đắt hay rẻ mà nơi nào có sự yêu thương thì nơi đó sẽ là tổ ấm! Trong xã hội bấy giờ, người ta thường cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, đần độn. Tuy nhiên, người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn! Xét cho cùng, tâm nhàn là phúc khí tốt nhất của đời người. Người không tranh sẽ tự nhiên ung dung, thản đãng. Người không so đo, tính toán sẽ thường tự nhiên mà vui vẻ, khoái hoạt. Con người từng so đo rồi nhận được sự trả giá, đến cuối cùng mới hiểu ra hết thảy những gì đến rồi cũng sẽ đi, chỉ có thể lưu lại một khoảng không hư danh mà thôi! Thế nên, so đo, tính toán, tranh giành để làm gì? Nguồn: https://news.chiaseyeuthuong.website/nguoi-khong-tranh-gianh-khong-phai-la-nguoi-ngoc-ma-la-nguoi-co-phuc/
Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/kinh-nghiem-du-lich-ham-lon-trong-ngay-tu-tuc-tu-a-z/

Kinh nghiệm dùng dứa gai chữa bệnh

Dứa gai, tên khác là dứa dại, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1 - 2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.

Nhiều bộ phận của cây dứa gai được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian:

Rễ dứa: thu hái quanh năm. Loại rễ non chưa bám đất càng tốt, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy 8g rễ (nướng qua) phối hợp với vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương mỗi vị 8g; hậu phác 12g; thái nhỏ; sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần, chữa phù thũng.

Chữa chứng tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận: rễ dứa gai 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp (sao thơm) 50g, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g. Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút, đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Người lớn mỗi lần 200 - 300ml; trẻ em tùy tuổi, 100 - 150ml. Ngày 2 - 3 lần. Một đợt điều trị là 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, rồi tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.

Để chữa tiểu ra cát sỏi, lấy rễ dứa gai, mộc thông, cỏ tháp bút, sinh địa, mỗi vị 20g, thái nhỏ, sắc uống ngày 3 - 5 lần với bột hoạt thạch 10g.

Dùng ngoài: rễ dứa gai (loại rễ non), lá xoan non, ngải cứu, dây tơ hồng, vỏ cây gạo, củ nghệ, mỗi thứ một nắm nhỏ giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp làm thuốc bó gãy xương và chữa lòi dom.

Đọt non: thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa sỏi thận: đọt non, dứa gai 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g, đường phèn 10g, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước rồi gạn uống.

Chữa tiểu dắt, tiểu buốt có máu: đọt non dứa gai 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.

Chữa kinh phong trẻ em: đọt non dứa gai 12g, lá chua me, lá xương sông, búp mít mật, cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hòa với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống một thìa cà phê.

Dùng ngoài: đọt non, dứa gai giã với lá đinh hương, đắp chữa đinh râu rất tốt.

Quả dứa: dùng tươi hoặc phơi khô.

Chữa xơ gan cổ chướng: quả dứa gai 200g, thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày...

Để chữa viêm gan mạn tính: quả dứa gai 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống ngày một thang.

DS. Đỗ Huy Bích

Dưa leo nhiều công dụng

Ăn nhiều dưa leo gây lạnh bụng, đầy bụng, không tiêu, gây hư nhiệt. Dưa leo hơi khó tiêu nếu không nhai kỹ. Tránh ăn lúc trời mưa ẩm thấp, người mới ốm dậy. Trẻ em không nên lạm dụng dưa leo sống.

Thành phần trong 100g dưa leo như sau: nước (95%), đạm (0,8%), đường (3%), chất xơ (0,7%), canxi (23mg), phốt pho (27mg), sắt (1mg), vitamin A (0,3mg), vitamin B1 (0,03mg), vitamin B2 (0,04mg), vitamin PP (0,1mg), vitamin C (5mg). Ngoài ra còn có selen, lưu huỳnh, mangan, iod, kali, chất nhầy. 100g dưa leo cung cấp 16 calo.

Quả dưa nhỏ, vỏ càng xanh càng chứa hàm lượng biotin cao (chất bổ dưỡng da), hàm lượng vitamin C và selen cao hơn nhiều so với quả to. Vitamin C và selen tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo trong trồng trọt nên tăng số lượng quả, hơn là tạo quả to. Dưa leo thuôn dài dưới 20cm, cuống nhỏ có chất lượng tốt nhất.

Theo Tây y, dưa leo có tác dụng lọc máu, lợi tiểu, bài sỏi, hòa tan axít uric và muối urat, phòng chống bệnh thống phong (gút), an thần, hạ sốt, chữa một số bệnh ngoài da như: nếp nhăn, nứt nẻ, da mốc, tàn nhang, da nhờn. Để nuôi dưỡng da mặt, nên đắp dưa leo tươi. Vì giúp da mịn màng nhờ có chất “dung môi sinh vật” đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, làm giãn mao mạch trong da dẫn đến tuần hoàn máu được thuận lợi.

Dưa leo nhiều công dụngTác dụng dưỡng da, chống khô da

Thức ăn khai vị: dưa leo thái lát mỏng. Gừng giã nhuyễn, cho nước sôi vào, chắt lấy nước gừng trộn với dưa leo. Còn dùng cho người sợ dưa leo lạnh gây đầy bụng.

Nước dưa leo: dưa leo 1 quả, táo 1 quả, nước chanh 20g, mật ong 20g, cà rốt 1 củ. Ép các loại củ quả rồi cho mật ong, nước chanh trộn đều. Món ăn nhiều sinh tố này bồi bổ sức khỏe mùa hè, chống mỏi mệt, uể oải.

Trẻ em bị lỵ mùa hè, do thấp nhiệt: 10 quả dưa leo non thái nhỏ, nấu với mật mía. Hoặc dưa leo muối nấu lấy nước, nấu cháo cho trẻ ăn.

Canh cho bệnh nhân bị thống phong (gút): dưa leo một quả, bỏ ruột thái mỏng, mộc nhĩ một nắm, muối 2,5g, dầu vừng 25g. Mỡ và xì dầu một ít vừa đủ. Xào mộc nhĩ trước, cho dưa leo sau, nêm gia vị.

Cháo thuốc chữa động kinh: lấy 50g dưa leo non đun lấy nước, cho 50g tiểu mạch vào, nấu cháo nhừ, thêm 15g đường phèn.

Lợi tiểu, tiêu phù: dưa leo thái lát, nấu sôi với ít dấm, ăn cả cái lẫn nước.

Súp dưa leo muối: dưa leo muối 200g thái lựu, thịt bò nạc 200g thái lựu, tỏi 3g, hành 3g, cần tây 10 gam, dầu ô-liu 5g, gia vị chanh tiêu. Món ăn ngon mát vào mùa hè.

Dưa leo làm mỹ phẩm: lấy 2 lát dưa leo nghiền nhuyễn, trộn thêm 1 lòng đỏ trứng cút, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa mật ong, trộn đều thành hỗn hợp mịn dẻo, cho vào tủ lạnh nửa giờ. Trước khi đi ngủ, xoa lên mặt để 30 phút đến 1 giờ thì rửa sạch và để cho khô trước khi nằm. Tác dụng dưỡng da, chống khô da.

Quả dưa nhỏ, vỏ càng xanh càng chứa hàm lượng biotin, hàm lượng vitamin C và selen cao hơn nhiều so với quả to

Chữa hôi miệng do tỳ vị nhiệt: dưa leo gọt lấy vỏ nấu nước uống hàng ngày.

Chữa xơ vữa động mạch:

- Dưa leo 1 trái, cà chua 1 trái. Rửa sạch, xắt lát, thêm muối và đường trắng, dấm, trộn gỏi thì dùng.

- Dưa leo, đậu hủ ky ngâm nước 200g, bột năng, dầu ăn, hành hoa, gừng tươi sợi, tỏi lát, muối, bột nêm, nước tương, dấm, nước dùng với mỗi thứ vừa đủ. Đậu hủ ky cắt lát dài 4cm cho vào chén, phết lên bột năng, dưa leo xắt lát dài 3cm, rộng 1cm. Đổ dầu vào chảo, cho nóng, thêm đậu hủ ky chiên, vớt ra cho ráo dầu. Chừa dầu trong chảo, thêm gừng hành tỏi phi thơm, đổ dưa leo xào đến gần chín, thêm đậu hủ ky, thêm nước dùng, nêm muối bột nêm nước tương dấm, sau khi nấu sôi dùng bột năng làm xốt, rưới dầu mè thì dùng.

Chữa cao mỡ máu:

- Dưa leo 250g, nấm mèo đen ngâm nước 50g, dầu ăn, muối, hành hoa, gừng băm với mỗi thứ vừa đủ. Dưa leo xắt lát. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, hành, gừng phi thơm, thêm dua leo, nấm mèo đen đảo nhanh, thêm muối xào chín.

- Dưa leo 500g, đường trắng, dầu mè, muối, dấm trắng với mỗi thứ vừa đủ. Dưa leo móc bỏ ruột, xắt lát dài 5cm, rộng 2cm, cho vào tô, ướp muối 5 phút, chắt nước ra. Bắc chảo lên bếp, đổ nước dưa leo vào, đường, đun sôi cho đặc, thêm dấm, rưới lên dưa leo, ngâm 1 giờ thì rưới dầu mè.

Dưa leo nhiều công dụng

Chữa bệnh đái tháo đường:

- Dưa leo 250g, tỏi băm 30g, nước tương, dấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Dưa leo xắt lát, chứa trong thau. Tỏi băm, nước tương, dấm, dầu mè làm xốt, trộn vào dưa leo làm gỏi.

- Dưa leo 500g, sữa đậu nành 250ml, tỏi băm vừa đủ. Dưa leo rửa sạch vỏ, ngâm trong nước ấm vài phút, xắt nhuyễn, vắt nước cốt, gạn lọc qua vải sạch, lấy nước. Sữa đậu nành đổ vào nồi đất, đun sôi bằng lửa vừa, trộn vào nước dưa leo, thêm tỏi băm một ít trộn đều. Dùng sáng và chiều.

Chữa tàn nhang:

Dưa leo 1 quả, xắt nhỏ, ép lấy nước, trộn với sữa chua thành kem bôi mặt. Mỗi lần 20 phút, 2 lần/ngày.

Chữa da mặt sạm, thô do bôi mỹ phẩm “dỏm”, ra nắng nhiều:

Dưa leo 2 quả, mướp 1 quả, xắt miếng ép lấy nước, cho mật ong vừa đủ thành một thức uống ngọt. Bã nhào nhuyễn với đậu phụ thành thuốc đắp 20 phút thì rửa sạch. Cách ngày một lần.

Giảm béo phì:

- Hàng ngày lấy khoảng 120g dưa leo tươi xắt miếng, trộn dầu dấm, gia vị để ăn như một món salat. Có thể kèm với giá đậu xanh sống, cà chua chín tươi sống, củ cải.

- Dưa leo 200g, bí đao 200g, sơn tra 50g, vỏ quýt tươi 30g, mật ong vừa đủ. Dưa, bí đao, sơn tra bỏ hạt, vỏ quýt xắt nhỏ. Ép lấy nước, hoà mật ong uống hàng ngày.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

Mã đề nước hạ sốt

Mã đề nước còn có tên gọi khác là hẹ nước, vợi, là cây thủy sinh ở các ao, hồ nước nông, kênh rạch, bờ suối, ruộng trũng có nước quanh năm. Trong Đông y, vị thuốc từ mã đề nước gọi là trạch tả. Trạch tả có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh thận, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi niệu, long đờm...

Trạch tả thuộc cây thân thảo mọc dưới ao, hồ, ruộng nước, cây cao từ 0,5 - 1m, thân củ trắng hình cầu hay hình con quay có đường kính tới 6cm màu trắng mọc thành cụm, có nhiều rễ sợi. Lá có cuống dài, bẹ to mọc ở gốc hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại. Tán hoa ở đỉnh, nhiều hoa, hoa có cuống dài, lưỡng tính, 3 lá đài mầu lục, 3 cánh hoa mầu trắng hay hơi hồng, 6 bì, nhiều tâm bì rời nhau xếp xoắn ốc. Mùa ra hoa vào tháng 4 - 5. Quả bế chín vào tháng 6 - 7. Bộ phận dùng làm thuốc của trạch tả là thân rễ, thu hái vào mùa thu là tốt nhất, cạo hết rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Chữa phù thũng do thận: Lá trạch tả 30g, thân cây sậy 100g, râu ngô 100g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát chia uống hai lần trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 7-10 ngày.

Hoặc trạch tả, bạch phục linh, trư linh, hạt mã đề mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho do viêm họng: Lá trạch tả 30g, lá húng chanh 30g, gừng tươi 5g. Sắc khoảng 300ml nước còn 50ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 5 ngày.

Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa mưng mủ): Lá trạch tả tươi, lá cây lạc địa sinh căn, mỗi vị 15g. Rửa sạch, để ráo, giã nát đắp nơi mụn nhọt sưng đau. Ngày đắp 2 lần. Thực hiện trong 2 ngày.

Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu: Trạch tả 12g, sinh địa 15g, long đởm thảo, sơn chi tử, hoàng cầm, sài hồ, mẫu đơn bì, tri mẫu, cúc hoa, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc trạch tả 15g, bạch truật 6g, cúc hoa 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày. Dùng trong 7-10 ngày.

Chữa bỏng da thể nhẹ (vết bỏng nhỏ và nông): Lá trạch tả tươi, lá cây lạc địa sinh căn, mỗi vị 30g, rửa sạch, giã nát đắp hoặc chườm nhẹ nơi có vết bỏng. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp giảm đau và nhanh hồi phục khi bị bỏng.

Giúp hạ sốt do cảm nóng: Lá trạch tả 20g, cỏ mần trầu 25g, lá tre 30g. Các vị thuốc trên đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Dùng trong 2 ngày.

Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ: Trạch tả 20g, hà thủ ô (sống), thảo quyết minh, đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 15g, sơn tra (sống) 30g, hổ trương 15g, hà diệp 15g. Sắc nước uống, ngày 1 thang.

Lương y Nguyễn Hùng

Rong biển làm thuốc

Tảo biển chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng như giàu iod, acid alginic, alginat, chất béo, chất đường, calci, phospho nên được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc.

Bộ phận dùng là toàn cây khô của một số loài tảo biển. Dược liệu sau khi lấy rửa bằng nước ngọt để loại muối và tạp chất; phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Vị đắng mặn, tính hàn; vào tỳ, can, thận, rong biển có tác dụng nhuyễn kiên tán kết, hoá đàm, lợi thủy tiết nhiệt. Trị viêm sưng hạch, lao hạch, bướu cổ, nấc, phù nề, viêm tràn dịch mào tinh hoàn. Liều dùng: 6 - 10g bằng cách nấu hầm, xào, pha hãm hoặc kết hợp thuốc khác.

Chữa lao hạch cổ:

Bài 1: tảo biển 12g, tằm vôi 6g. Sao chung, nghiền thành bột mịn. Dùng nước sắc bạch mai để làm hoàn. Chia uống 2 lần.

Bài 2: tảo biển 9g, thổ bối mẫu 9g, hương phụ 9g, hạ khô thảo 9g. Sắc uống.

Chữa phì đại tuyến tiền liệt gây bí đái ở người già: tảo biển 10g, xuyên sơn giáp 10g, lệ chi hạch 15g, quất hạch 15g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.

Chữa lở ngứa ngoài da: tảo biển 16g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, hạ khô thảo 8g, nga truật 8g, tam lăng 4g, trần bì 2g, bán hạ 2g. Sắc uống chia 2 lần trong ngày.

Món ăn thuốc có rong biển

Canh thịt nấu rong biển: tảo biển 300g, thịt lợn 100g (hoặc đậu phụ 200g). Thịt lợn băm nhỏ; rong biển đem ngâm nước gạo 1 đêm để khử mặn, rửa sạch, nấu chín tái, cắt đoạn, nấu tiếp cho chín nhừ, thêm thịt băm, dấm, gia vị và hành tươi. Dùng cho các trường hợp viêm tinh hoàn, sưng hạch, nấc cục, bướu cổ lành tính.

Vịt hầm rong biển: rong biển 120g, vịt 1 con. Rong biển ngâm rửa, luộc qua, cắt đoạn; vịt làm sạch, chặt miếng, thêm gia vị hầm nhừ. Một tuần ăn 2 lần. Dùng tốt cho người bướu giáp trạng lành tính (bướu cổ do thiếu iode).

Canh rong biển ý dĩ: rong biển 30g, ý dĩ 30g, trứng gà 3 cái. Rong biển ngâm, luộc, thái lát; ý dĩ nấu chín nhừ để sẵn. Cho dầu vào chảo, đun nóng, đập trứng gà vào, khuấy cho chín, cho canh rong biển ý dĩ vào, thêm gia vị thích hợp. Dùng tốt cho người tăng huyết áp, đau tức vùng ngực, người bệnh u bướu.

Rong biển hầm đậu phụ: rong biển 30g, đậu phụ 100g. Rong biển làm như trên, đậu phụ thái miếng; thêm gừng tươi đập giập và gia vị, dầu rán, hầm cách thủy. Ngày ăn 1 lần, liên tục 15 ngày. Dùng tốt cho người viêm xương hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên.

Rong biển hầm củ cải: rong biển 300g, củ cải trắng 250g, thanh quả (quả trám) 50g. Củ cải thái lát, thêm gia vị cùng với trám nấu nhừ. Ăn ngày 1 lần, liên tục 7 - 10 ngày. Dùng tốt cho người viêm họng khô, viêm khí phế quản (thể viêm khô mạn tính, ho ít đờm, khi lạnh ẩm viêm họng, ho, đờm nhiều).

Rượu tảo biển: tảo biển 500g thái vụn, ngâm trong 1.000ml rượu, để sau 1 tháng lấy bỏ bã, chia 2 lần sáng, chiều; uống mỗi lần 20 - 30ml. Dùng tốt cho người viêm sưng hạch bạch huyết.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn dùng thận trọng.

BS. Tiểu Lan