Quy luật của đời người

Sinh, già, bệnh, rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Tất cả những hiện tượng tự nhiên này diễn ra không ngừng trong con người và mọi loài mọi vật. Các giai đoạn (ta tạm gọi như thế, chứ thật ra không có ranh giới nào) sinh ra, trưởng thành, già cỗi và hư hoại đan xen nhau trải dài trên một chiếc trục gọi là ‘cuộc sống’ mà một cực là sự sanh ra trên cuộc đời và cực kia là cái chết.

Sinh – Lão – Bệnh – Tử: Quy luật của đời người là một hiện tượng hiển nhiên trong cuộc đời. Có mang thân người là có bệnh. Mỗi chúng ta có thể trải qua một hay nhiều lần bệnh, không lúc này thì khi khác, không nặng thì nhẹ. Nếu người nào, đến giây phút này vẫn chưa một lần bệnh thì đó là một hạnh phúc lớn. Nhưng ít ra, người đó cũng chứng kiến người thân của mình bị bệnh và biết chắc rằng, đến một lúc nào đó, mình có thể bị bệnh. Do đó, bệnh là một hiện tượng rất gần gũi với con người mà chúng ta ít nhiều đều có kinh nghiệm, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, khó chịu, buồn bã, âu lo, sợ hãi và vô số những tâm lý tiêu cực khác. Hễ bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng có khổ (về tâm). Bạn có thể thắc mắc đến ngạc nhiên rằng bệnh làm sao mà không buồn không khổ? Tôi đã từng thắc mắc như vậy sau vài lần bệnh, nhưng sau đó, thay vào các thắc mắc là các bài học tự nghiệm ra được. Ở đây, tôi xin chia sẻ với các bạn một vài phương diện tích cực khi đang bệnh hoặc phải sống chung với bệnh.

 Tham Khảo Thêm: https://muasamshopee.com/review-top-5-quan-cafe-dep-nhat-o-sapa-den-roi-khong-muon-ve/

1. Bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể

. Quy luật của đời người Khi chúng ta bị một chứng bệnh nào đó, chúng ta đừng vội buồn phiền, suy sụp tinh thần, thấy sao mình bất hạnh so với nhiều người khác. Bệnh là một điều tất yếu một khi chúng ta mang thân làm người, nên việc nó đến với người này, chưa đến với người khác, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Không có gì bất công đâu. Hãy coi bệnh là cơ hội để mình nhận được tín hiệu của cơ thể báo cho mình biết có gì đó không ổn trong cơ thể của mình. Ví dụ, khi nghe tức ngực, bạn biết rằng điều này nhắc bạn cần đến bác sĩ để khám, và như thế, rất có thể bạn sẽ biết và tránh được hoặc trì hoãn chứng bệnh mạch vành của tim trước khi mọi việc trở nên quá trễ. Hầu hết các chứng bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có những triệu chứng đi kèm. Nếu chúng ta biết cách lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận được tín hiệu thay đổi và có phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta đã phần nào biết giữ gìn sức khỏe tốt và đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, cho người thân và cho xã hội. Một số bệnh hiểm nghèo, như ung thư, vẫn có khả năng chữa trị nếu được phát hiện ở thời kỳ đầu. Các bệnh khác cũng vậy. Do đó, sẽ không có gì đáng buồn khi chúng ta ‘nghe’ cơ thể không ổn. Thay vào đó, chúng ta nên vui, nếu không vui nổi thì cũng bình tâm, vì ít ra, mình nhận được tín hiệu mà cơ thể gửi cho mình. Hơn nữa, qua một lần nhận tín hiệu như thế, chúng ta phát triển khả năng lắng nghe cơ thể thường xuyên hơn. Nhờ đó, chúng ta biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp hơn với cơ địa của mình.

2. Bệnh là dấu hiệu cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn

. Thông thường, khi biết mình bệnh, chúng ta thường để tâm lý tiêu cực phát sinh. Bản năng sinh tồn thôi thúc con người muốn sống, nên không bằng lòng khi bệnh đến với mình, thế là tinh thần suy sụp, sợ hãi nảy sinh. Người nào có tâm lý như thế có nghĩa là đang góp phần đáng kể vào việc hủy hoại thân thể mình và làm cho bệnh càng trầm trọng mặc dù có sự can thiệp của các phương pháp trị liệu. Rất nhiều chứng bệnh và cơn đau phát sinh do tâm lý căng thẳng. Các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày đều có liên quan đến tình trạng rối loạn tâm lý. Tâm lý không ổn định và mất thăng bằng là một trong những nguyên nhân rất dễ đưa đến rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây nên bệnh. Do vậy, khi chúng ta bệnh, chúng ta cần nhận ra rằng đây là cách mà cơ thể báo cho mình biết rằng tâm trí cần nghỉ ngơi nhiều hơn và học cách chuyển hóa những căng thẳng hiệu quả hơn. Làm như vậy là giúp cơ thể nhanh lành bệnh và phòng bệnh về sau một cách hiệu quả.

3. Khi bệnh, chúng ta thấy nhu cầu chăm sóc tâm thức và đời sống tinh thần trở nên cần thiết hơn

. Lúc đang mạnh khỏe, chúng ta những tưởng mình là bất tử, nên việc chăm sóc đời sống nội tâm chưa phải là vấn đề cần thiết lắm. Khi bệnh, chúng ta mới cảm nhận được cảm giác chơi vơi, trống vắng và sợ hãi. Khi ấy, chúng ta mới nhận ra rằng cái mình thật sự thiếu là một tinh thần vững chãi, một nội tâm kiên định để có thể vững vàng trong những tình huống như vậy. Từ đó, chúng ta học được cách chăm sóc tâm mình. Thật ra, nhu cầu chăm sóc tâm thức cần được thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến khi bệnh, vì nó cần thiết hơn cả việc chăm sóc thân thể. Thế nhưng, thông thường, chúng ta ít để ý đến nhu cầu này nên chưa nhận ra. Do vậy, nhiều người sau khi bị bệnh, thường quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn. Đối với bản thân tôi cũng vậy, bệnh lần đầu tiên, buồn và nản lắm. Sau đó, thấy tinh thần mình bạc nhược. Như vậy là không được. Khi bệnh mình bất an thì những người thân thêm lo lắng chứ chẳng được gì. Rồi bệnh lần sau, tôi biết cách làm cho mình cảm thấy khá hơn và bây giờ, khi mang trong người căn bệnh mãn tính, tôi học được cách sống chung với bệnh và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình ‘chung sống’ này để cuộc sống dễ chịu hơn. Một điều có tính quy luật tôi rút ra được là lúc nào tâm tôi bình an và ít dao động, tôi có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân ‘đau’, nhưng không vì thân đau mà tâm phải ‘khổ’. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận ở một vài khu vực đau mà thôi. Sự thổi phồng nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm là một căn ‘bệnh’ khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi nào chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, cái đau khổ ấy thống thiết và nhức nhối vô cùng.

4. Bệnh dạy cho chúng ta về vô thường.

Già, bệnh, rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Tất cả những hiện tượng tự nhiên này diễn ra không ngừng trong con người và mọi loài mọi vật. Các giai đoạn (ta tạm gọi như thế, chứ thật ra không có ranh giới nào) sinh ra, trưởng thành, già cỗi và hư hoại đan xen nhau trải dài trên một chiếc trục gọi là ‘cuộc sống’ mà một cực là sự sanh ra trên cuộc đời và cực kia là cái chết. Ở mức độ vi tế hơn, chúng ta cần hiểu rằng trong mỗi tích tắc, bao nhiêu tế bào trong cơ thể chết đi và bao nhiêu tế bào mới được sinh ra. Thế nhưng, để ‘thấy’ được sự thay đổi thì cần phải có những biến chuyển cụ thể, rõ ràng và lớn hơn. Một khi bệnh, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng mình đang ‘chuyển giai đoạn’. Ý thức được giúp chúng ta ý thức hơn về cách sử dụng và quản lý thời gian của bản thân cũng như điều chỉnh các mối quan hệ với những người xung quanh để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Chỉ có những người trải qua cơn bạo bệnh mới hiểu được trọn vẹn sức khỏe tốt là một thứ tài sản vô giá, để rồi sau đó, họ không phung phí tài sản ấy.

5. Bệnh làm cho chúng ta tăng trưởng tâm từ bi.

Quy luật của đời người Khi ta bệnh, ta thấu hiểu nỗi đau của người khác nhiều hơn, nhất là những người mắc bệnh giống mình hoặc bệnh nặng hơn mình. Người xưa nói ‘đồng bệnh tương lân’ quả không sai. Trong đau đớn, chúng ta cảm thấy mình không đơn độc chống chọi với căn bệnh này. Nghĩ đến những người cùng chịu nỗi đau giống mình hoặc hơn mình nữa, chúng ta có thể dễ dàng trải lòng thương yêu đến cả những người không quen. Tâm đồng cảm, thấu cảm và chia sẻ với những người cùng bệnh rất lớn. Nếu chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng tâm lành này, tức là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi của mình. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những động thái tích cực và thiết thực góp phần giúp người bệnh vơi nhẹ nỗi đau bằng kinh nghiệm bản thân. Thực tế, khi chứng kiến bệnh tật, thân nhân người bệnh cũng mở rộng tấm lòng và sự đồng cảm đối với những người bệnh. Các chương trình ‘Ước mơ của Thúy’, “Nụ cười của Ben’ là những ví dụ sinh động về sự chia sẻ đồng cảm của những người có người thân từng là bệnh nhân nhi ung thư đối với những em bé có cùng số phận.

6. Bệnh giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm khiêm hạ và biết đủ

. Khi bệnh, chúng ta mới sực nhớ ra rằng cuộc đời mình không phải là không có giới hạn. Giới hạn của con người là lẽ thường xưa nay, nhưng bình thường chúng ta không ý thức đầy đủ về những giới hạn của mình. Nếu thấy người khác bệnh, chúng ta cứ tưởng bệnh chỉ đến với người đó mà không đến với mình. Cho đến khi chính bản thân mình hay người thân bị bệnh như bao người khác, chúng ta mới kịp nhận ra, ai cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: đau, già, bệnh và chết. Ý thức rằng mình không hơn gì người khác, ít nhất là trong quy luật tự nhiên này, giúp chúng ta bớt đi lòng kiêu hãnh và trở nên khiêm tốn hơn trong cuộc sống. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể bớt đi lòng tham cầu một cách đáng kể. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể biết cách tổ chức cuộc sống mình hiệu quả hơn và tốt hơn.

7. Bệnh giúp chúng ta có ý chí và nghị lực hơn

. Quy luật của đời người Ý chí và nghị lực là kỹ năng sống cần được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Thế thì tại sao mình bỏ qua cơ hội bệnh để rèn luyện kỹ năng này? Tôi bệnh nhiều lần và tôi nghiệm ra một điều, sau mỗi lẫn bệnh, tôi trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và rồi các lần bệnh đến và đi cũng nhẹ nhàng hơn. Thật ra, tôi làm được điều này cũng nhờ nghĩ đến cha tôi, một người trở về từ chiến trường chỉ còn một cánh tay và một chân không bao giờ gấp lại được vì một vết mổ, dù những năm tháng ở chiến trường, cha tôi chỉ biết cầm kim, dao mổ và ống chích chứ chưa bao giờ biết cầm súng. Với cánh tay đã mất, cha phải chịu đau đến ba lần cắt (lần đầu cắt bàn tay, lần thứ hai tháo khớp khủy tay vì nhiễm trùng, lần thứ ba lại cắt tiếp vì nhiễm trùng nữa). Thế mà cha tôi vẫn vui sống, luôn tích cực trong suy nghĩ và hành động, truyền nghị lực và sức sống còn lại cho những đứa con. Thế nên mỗi lần đau bệnh, có khi nằm cả tháng trời, có khi đau răng nhức nhối khó chịu, lúc trật khớp chân mất cả tuần mới đi lại được và hiện tại là cơn đau dai dẳng đeo đẳng theo tôi từ mấy năm qua, tôi vẫn thấy không thấm vào đâu so với nỗi đau của cha mình. Nghĩ như thế, tôi vượt qua cơn đau dễ hơn mình tưởng. Cách nghĩ như vậy là liều thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất đối với bản thân mình. Trên đây, tôi chia sẻ những ‘lợi ích’ khi mình bệnh. Nói như vậy không có nghĩa là tôi muốn bản thân mình hay các bạn, hoặc ai đó bị bệnh. Bệnh là một hiện tượng nằm ngoài ý muốn của con người. Những điều trên, đơn giản là vài phương pháp mà tôi dùng đến mỗi khi bệnh. Đó là những phương pháp hỗ trợ các phương tiện trị liệu y khoa, làm cho bệnh mau lành và giúp người bịnh không hao tổn quá nhiều năng lượng để ‘chống chỏi’ với bệnh. Nếu thấy điều nào phù hợp với mình, các bạn cứ thử áp dụng, tôi tin là sẽ có hiệu quả. Nguyên tắc chung để chịu đựng và sống chung với bệnh (đối với các bệnh mãn tính và những thương tật vĩnh viễn do tai nạn) là khi thân đau, đừng để tâm khổ vì cái đau của thân. Hãy xem bệnh là một ‘vị khách không mời’ và đối xử lịch sự với ‘nó’. Đừng xua đuổi vì một khi bị xua đuổi, nó sẽ kháng cự. Việc chúng ta cần làm là tạo một môi trường thích hợp nhất để ‘nó’ tự ra đi. Hãy buông bỏ, nó sẽ tự ra đi không một lời từ biệt đó các bạn ạ. Nguồn: www.trungtamhotong.org
4.9 / 5 ( 10 bình chọn )

Biết đủ là hạnh phúc

Người càng có tuổi càng hiểu được “hạnh phúc” rất đáng trân trọng, và cũng càng hiểu rõ mỗi con người chúng ta không luôn có đủ hạnh phúc, hơn một nữa là tương quan trực tiếp với cá tánh của bạn, về vấn đề bạn có tài sản nhiều hay ít không đóng vài trò quan trọng lắm, quan trọng bạn . Lại có người nói “hạnh phúc có thể gặp chứ không thể tìm” cách nói này cảm thấy rất nhảm nhí phải không?

Hạnh phúc thật không phải tự nhiên gặp cũng không phải tìm cầu, nó là một hạt giống của ước mơ trong trái tim ta, phải dùng tất cả nhiệt tình của đời mình vun xới thì nó mới nẫy mầm. Thiếu đi sự nhiệt tình của con người, thì gặp không được và cầu cũng không được hạnh phúc. Hạnh phúc, nếu tìm cầu nó thì cách xa muôn vạn dặm, ngược lại nó trở thành ngọn đuốc sắp tàn trong trái tim của chính bạn. Lúc còn nhỏ sống trong gia đình thiếu thốn về kinh tế, nhìn thấy ba mẹ vì lo kiếm tiền mà chay xuôi chạy ngược ,tôi cứ nghĩ rằng :gia đình bần tiện như vậy thì trăm năm cũng không có được hạnh phúc, và luôn có cách nghĩ sai lầm rằng chỉ cần có đủ tiền thì gia đình sẽ hạnh phúc. Mà một người hay một gia đình phải tích lũy bao nhiêu tiền ;có bao nhiêu tài sản thì mới gọi là đủ? Sau mấy năm thành lập công ty, thực hiện được vài ước mơ nho nhỏ, dành dụm được một số tài sản , thì mẹ tôi bi tai biến từ đó mất đi khả năng đi lại. Đối với hạnh phúc gia đình mà nói, đây là cơn sock lớn. Thế là toàn gia đình tôi đồng tâm hiệp lực phụ giúp đưa mẹ vượt qua tai nạn này. Ba tôi đóng vai hộ lý, hai chị tôi đã lập gia đình cũng thường về phụ giúp mẹ trong vai trò tạo hình và dinh dưỡng, còn tôi thì kiêm cả tài xế và những phục dịch lặt vặt. Hạnh phúc không những vì thế bay xa mà ngược lại mối quan hệ của cả gia đình tôi trở nên thêm thân thiết. Tiền tài không phải hoàn toàn không có tác dụng, chúng ta phải chú ý đến chi tiêu căn bản của cuộc sống. Nhưng quá nhiều tiền tài không có nhiều công dụng, nó không đổi được sức khỏe , cũng mua không được sự an vui của tâm hồn. Như vậy, nhiều người sống trên đời này, một số người giàu có tài sản dư giã nhưng chưa chắc có được hạnh phúc như những người kinh tế bình thường. Qua kinh nghiệm của nhiều năm du lịch đó đây, tôi chứng kiến và cảm nhận được hạnh phúc của sự thanh bần: trẻ em nông thôn Thái Lan cởi trên lưng chú voi lớn chơi bóng. Người dân Tân cương Trung quốc tự trồng nho và làm thành thứ rượu thơm ngon nhất thế giới để thưởng thức. Phụ nữ ở một nước đông âu tranh nhau mua vài món trang sức giá vài chục ngàn nhưng ngược lại họ rất vui như mua được những hạt kim cương bạc tỷ. Từ những biểu hiện trân quý đơn thuần của họ, như lại ấn chứng từng loại từng loại khả năng tính của hạnh phúc. Ngoài duy trì điều kiện sinh hoạt cơ bản, còn cần phải biết đủ mà có lòng biết ơn, là ánh mắt tế nhị mà nhạy bén, là thiện cảm thanh lịch mà tự nhiên, là thành khẩn gẩn gủi mà tự tin. Một vài điều như vậy đủ để sáng tạo nên hạnh phúc, là điều kiện để giữ liên hệ với niềm vui, nó không liên quan gì đến tiền tài nhưng đối với một số người chỉ biết tiền của mà nói thì càng khó đạt được gấp mấy lần so với tiền. Hạnh phúc là cảm giác nội tại tự phát trong chính mình, không phải hướng ra ngoài mà tìm; cũng không phải đợi chờ người khác cho mình. từ sự bố thí của người khác cũng giống như ảo tưởng phồn hoa của hư vô, chỉ là những giả tưởng tạm thời. Rất nhiều người nghĩ rằng:hạnh phúc là từ người yêu mình mang đến. Kỳ thật, đó là cách nghĩ nguy hiễm. Nếu như bạn tự mình không nắm vững và điều khiễn hạnh phúc, thì hạnh phúc cũng không tồn tại, hạnh phúc mà đặt vào tay người khác, thì quy trách nhiệm quá lớn cho họ, và như thế cũng không công bằng! lại nữa, ai nở nhẫn tâm làm cho người yêu thương chúng ta gánh vác trách nhiệm quá lớn như vậy. Chúng ta không cách nào hướng đến người khác cầu xin hạnh phúc, nhưng ngược lại rộng lượng cống hiến hạnh phúc cho người khác. Càng kỳ diệu hơn , phần cống hiến này hoàn toàn không tổn hoại hạnh phúc vốn có của chúng ta, mà ngược lại do vì bạn hiến tặng càng nhiều hạnh phúc cho người, thì ngay lúc bạn bỏ ra đó chính là lúc bạn thu được càng nhiều hạnh phúc. Hạnh phúc là một dòng suối không bao giờ cạn trong tận trái tim của mỗi người, tuông ra càng nhiều thì càng nhanh và không ngừng tuông chảy. Càng tuông chảy thì càng thêm sức sống; càng cho càng trở nên vui. Đó là năng lực bất diệt của sanh mệnh, nó hình thành một loại từ trường. năng lượng phóng ra càng lớn thì hình thành phạm vi từ trường càng rộng. Thế gian chỉ có thể vĩnh hằng, nếu bạn đêm năng lực của mình đi giúp đở những người yếu đuối, nâng cao lên năng lượng sanh mệnh của chính mình. Hạnh phúc hoàn toàn trong tầm tay bạn, bạn cứ thử đi nhé, chúc bạn luôn thành công!

Tâm từ và sự tử tế đúng nghĩa

Tâm từ và sự tử tế đúng nghĩa, liệu người sống với tâm từ có bị chà đạp và lợi dụng?

????Câu hỏi: Tôi rất thích những lời giảng của sư về Tâm từ, sự tử tế, không tham đắm, không dính mắc, lòng vị tha, và sự tĩnh lặng. Tuy nhiên, tôi vẫn thắc mắc về thái độ chỉ biết tử tế, khoanh tay ngồi nhìn và buông bỏ. Tôi lo ngại là người khác sẽ chà đạp lên tôi. Sư có cho đây là một điều nguy hiểm không, và nếu chúng ta chỉ biết tử tế, mọi người sẽ giẫm nát chúng ta không?

????Trả lời: Nếu bạn là một người ngu ngốc, dĩ nhiên mọi người sẽ đạp lên bạn mà đi. Nếu bạn cho tử tế là một thái độ lịch sự và tế nhị về tình cảm và áp dụng nó trong tất cả mọi hoàn cảnh thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Không ai làm được việc nầy cả. Càng ứng xử như thế, bạn sẽ càng , và người đời càng không kính trọng bạn, vì những gì bạn làm là giả tạo và không chân thật. Nhưng Tâm từ chân thật có oai lực rất mạnh, và nó là cách ứng xử đúng đắn và thích hợp đối với cuộc đời. Đó không phải là thái độ lịch sự và tử tế để lấy lòng người khác, nhưng là sự tỉnh thức, sự tiếp thu những đau đớn cũng như những khoái lạc và những điều kiện khác mà chúng ta gặp trong cuộc đời. Tính chất của Tâm từ là không phân biệt. Chính vì còn phân biệt và so sánh mà chúng ta chỉ quan tâm đến những sai trái của cuộc đời và làm trầm trọng hơn những thiệt thòi bất công mà chúng ta hoặc người khác gặp phải. Tâm từ không giả vờ cho là mọi việc đều tốt đẹp. Tâm từ là không gây thêm khó khăn, không trút đổ sự sân hận chống ghét xuất phát từ lên trên những khổ đau hay xấu xa sẵn có. Tâm từ là khả năng kiên nhẫn và chấp nhận những gì xảy ra trong cuộc đời. Có thái độ tiêu cực và sân hận với chính bạn là một cực đoan. Nhưng giả vờ tin là mọi việc lúc nào cũng tốt đẹp lại là một cực đoan khác. Sự giả vờ nầy chính là sự tự lừa dối. Tâm từ chân thật và trí tuệ chân thật đi đôi với nhau. Dù không bị vô minh chi phối, những phản ứng của chúng ta với cuộc đời không nhất thiết lúc nào cũng vui vẻ và hạnh phúc. Có thể chúng ta sẽ rất đau đớn và thậm chí đầy phẫn nộ. Nhưng chúng ta vẫn có thể đầy từ tâm. Điều nầy có nghĩa là chúng ta có phản ứng đúng đắn – phản ứng không xuất phát từ tham ái hoặc sợ hãi. Tâm từ có thể là cái tát tay đau điếng hay là cái vỗ vai thân mật. Ở đây, vấn đề không phải ở cái tát tay hay sự vỗ về. Tâm từ chính là cái trí tuệ nằm phía sau hành động của chúng ta. Thiền sư Ajahn Sumedho
Tham Khảo Thêm: https://muasamshopee.com/top-5-dia-diem-du-lich-tai-soc-son-ha-noi-khong-nen-bo-qua/

Những người dám phê bình bạn, thật sự mới là qᴜý nhân tɾong cᴜộc đời của bạn

Thomas Edison – nhà pнát minh vĩ đại mà mọi người đềᴜ biết đến, khi còn nhỏ cᴜộc sống gia đình vô cùng khó khăn, thường hay phải bán kẹo, điểm tâm và giấy báo ở các tɾạm xe lửa. Có một lần, tɾong lúc bán báo tɾên xe lửa, một nhân viên bảo vệ hách dịch đã đáɴh đậρ ông thậm tệ, khiến tai ông bị tổn thương nặng, từ đó ông bị khiếm thính vì mất khả năng nghe của một bên tai.

Nhưng ông lại thường hay nói: “Tôi thật sự phải cảm ơn người đàn ông đó, tɾong cái thế giới ồn ào náo nhiệt này, là ông ấy đã giúp tôi tĩnh cái tâm này lại mà không cần phải bịt hai lỗ tai để làm các thí nghiệm nữa”.

Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/kinh-nghiem-du-lich-mua-dong-phuong-hoang-co-tran/

Máy hát và máy nghe nhạc đềᴜ là những món qᴜá qᴜý giá mà Edison đã để lại cho đời, cùng với hơn hai nghìn pнát minh sáng tạo khác. Vậy nên, Edison nói người đàn ông làm ông bị điếc đó là qᴜý nhân của ông, đây đúng thật là lý tɾí và sáng sᴜốt biết bao!

Tɾên con đường nhân sinh không thể mọi chᴜyện cũng đềᴜ như ý và thᴜận bᴜồm xᴜôi gió, mà sẽ lᴜôn có những lúc bị người khác phê bình, cự tᴜyệt… Kỳ thực, những điềᴜ không thᴜận tâm tɾong đời tɾái lại là bước ngoặt tɾong sinh mệnh của chúng ta. Nếᴜ như có thể khám pнá ɾa ý nghĩa chính diện tɾong đó, ɾất có khả năng sẽ mang đến một kết qᴜả tốt đẹp.

Thomas Alva Edison (11/2/1847 – 18/10/1931)

Có một câᴜ chᴜyện thế này: Có một chàng tɾai tɾẻ nhiềᴜ lần bị ông chủ tɾách mắng, tɾong lòng anh ɾất không phục, và nảy ɾa ý định nghỉ việc. Một lần bị ông chủ chửi mắng thậm tệ, anh không thể chịᴜ đựng thêm được nữa, liền bỏ ɾa ngoài. Bởi chạy xe qᴜá nhanh không để ý tɾước saᴜ, anh bị một chiếc xe hơi đụng phải, và nhờ vậy mà có cᴜộc tɾò chᴜyện dưới đây:

Người đụng ngã anh là giám đốc của một ᴄôпg ty. Saᴜ khi nghe anh nói ɾa ngᴜyên nhân vì sao lại phóng nhanh như vậy, ông cười nói: “Tình hᴜống mà con gặp phải, mấy năm tɾước chú cũng đềᴜ đã tɾải qᴜa. Chú còn nhớ, năm đó ông chủ chú đã mắng chửi chú ɾất thậm tệ, ông ấy hỏi chú có phải vẫn chưa tốt nghiệp tiểᴜ học hay không, sao ngay đến cả nói năng cũng đềᴜ không thể nói ɾõ ɾàng được”.

Chàng tɾai tɾẻ kinh ngạc nói: “Sao lại có loại ông chủ như thế chứ! Thế chú đã làm thế nào? Chú có nghỉ làm hay không?”.

Ông ấy cười nói: “Không, chiềᴜ hôm đó chú lập tức đi ghi danh tham gia khóa học đào tạo kỹ năng giao tiếp. Ba tháng saᴜ, ông chủ mỗi lần đi gặp gỡ khách hàng đềᴜ lᴜôn dẫn chú đi cùng, bởi chú nói chᴜyện khá hay!”.

Chàng tɾai tɾẻ im lặng không nói được lời nào, anh tɾước nay chưa từng sᴜy nghĩ về phương diện này. Vị giám đốc kia khích lệ chàng tɾai, nói: “Tɾong ᴄôпg tác, đừng sợ bị chửi mắng, mà cần từ tɾong những lời chửi mắng đó học được điềᴜ gì. Nếᴜ được như vậy, tất cả mọi người mắng chửi cậᴜ đềᴜ sẽ tɾở thành qᴜý nhân của cậᴜ vậy!”.

Nữ tác giả Joanne Rowling của bộ tiểᴜ thᴜyết “Haɾɾy Potteɾ”, lúc đầᴜ nếᴜ như khi liên tục bị 12 nhà xᴜất bản từ chối mà bỏ cᴜộc, thì sẽ không có kỷ lục bất ngờ của bản dịch 60 ngôn ngữ với 400 tɾiệᴜ bản được bán ɾa như hôm nay. Ông Walt Disney – cha đẻ của Côпg ty Walt Disney, lại cũng từng bị biên tập của một tòa soạn lấy lý do “thiếᴜ sức sáng tạo” để sa thải.

Những qᴜý nhân chính diện, thân thiết khiến chúng ta cảm thấy hiền hòa, ấm áp, tɾàn đầy cảm kích tɾong tâm, giống như có ân hᴜệ đời này báo đáp không hết vậy. Ngược lại, những người xem thường, phê bình chúng ta, nhìn vào thì thấy nghiêm khắc, lạnh lùng đến thế, khi đó lᴜôn khiến người ta hận đến nghiến ɾăng, nhưng họ lại là người tạo động lực khích lệ chúng ta cố gắng vươn lên!

Nhà Phật có nói: “Phiền não, tức Bồ Đề”. Bởi vậy, tɾong cᴜộc sống thường ngày, phàm là những người có thể mang đến gợi ý cho ta, đềᴜ là qᴜý nhân của ta vậy!

Nếᴜ có thể nghĩ được như vậy, thế thì, những lời chỉ tɾích của người khác, không những không thể khiến bạn tổn thương, tɾái lại lại tɾở thành cơ hội giúp bạn nâng cao tâm tính, và biết cách hoàn thiện chính mình!

Có một câᴜ nói ɾằng: “Những người dám phê bình bạn, mới là qᴜý nhân tɾong cᴜộc đời của bạn! Con người ta tɾong một đời, nhất định phải có được người bạn loại này!”. Không phải như vậy sao? Lấy một ví dụ, tɾong tɾường học, người phê bình bạn nhiềᴜ nhất là ai vậy? Là thầy cô giáo. Thử hỏi có thầy cô nào không mong mᴜốn học tɾò của mình học hành xᴜất sắc, tương lai tɾở thành những người có ích cho xã hội? Cũng như vậy, những người phê bình bạn hôm nay, cũng là vì tốt cho bạn, họ cảm thấy bạn vẫn là một nhân tài, nên mới chỉ ɾa chỗ sai cho bạn!

Vậy nên, lần saᴜ nếᴜ như khi có người phê bình bạn, xin đừng vội biện giải cho bản thân, hãy thật sự nghiêm túc, thành khẩп mà đối diện. Bởi vì, những người phê bình bạn, họ đềᴜ là ‘qᴜý nhân’ tɾong đời bạn. Nếᴜ hễ nghe thấy có người nói xấᴜ mình, liền vội vàng biện giải cho bản thân, thế thì bạn có thể chᴜyện gì cũng đềᴜ không thành được ɾồi!

                                                                                      Nguồn: vi.phunudoisong.vn

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI THƯỜNG XUYÊN ĐỌC SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG THƯỜNG XUYÊN ĐỌC SÁCH

1. Người thường xuyên đọc sách sẽ có nhiều chủ đề nói chuyện Điều này rất rõ ràng, bởi vì đọc sách nhiều, nên chuyện biết được cũng rất nhiều. Ví dụ bạn thấy một người rất tự ti và nhút nhát, bạn biết được tâm lý của người đó gặp vấn đề. Nhưng đã đọc qua sách tâm lý bạn có thể đưa ra được lời khuyên và giải pháp một cách hợp lý. Từ đó nhiều chuyện sẽ dễ chia sẻ với nhau hơn 2. Người thường xuyên đọc sách sẽ hiểu được nhiều hơn những đạo lí và nguyên lí xuất hiện phía sau hiện tượng nào đó Có một số chuyện nhìn có vẻ rất phổ thông nhưng ẩn chứa nhiều nguyên lí kinh tế học, tâm lý học,...phía sau. Người đọc qua nhiều sách vở bởi vì biết được những nguyên lí này mà nhìn thấu được bản chất sự việc Ví dụ KFC bán một chiếc hambuger giá 40k, nhưng mua theo set có thêm đồ ăn khác thì là 65k, lúc này khả năng bạn chọn 1 cái hamburger là không lớn, thường thì sẽ chọn set. Bạn sẽ cảm thấy mình chọn đúng, vì mua theo set giá rẻ hơn, nhưng đây là thật ra chính là KFC đang lợi dụng “hiệu ứng mỏ neo” Hamburger được định giá 40k chính là mỏ neo, bạn vừa nhìn thấy nó liền coi nó làm vật tham khảo. Mà nếu coi đó là vật tham khảo thì set đồ ăn sẽ rẻ hơn rồi. Cũng chính là, người ta định hamburger 40k vì muốn bạn mua theo phần 3. Người thường xuyên đọc sách tương đối mẫn cảm, có lòng đồng cảm lớn Thường xuyên đọc sách, nhất là những người đọc sách văn học, nội tâm sẽ tinh tế hơn, đối với những việc xảy ra xung quanh mình sẽ tương đối mẫn cảm. Họ dễ dàng suy nghĩ vì người khác, bởi họ có những cái nhìn sâu sắc đối với nhân vật mình đã đọc. Cho dù là quỷ keo kiệt như Grande (Nhân vật trong tiểu thuyết Oyeni Grande của Balzac) hay điên khùng giống Đôn Ki Hô Tê thì thông qua ngòi bút của những bậc đại sư, người đọc sách đã gặp rất nhiều. Vì vậy họ có hiểu biết sâu sắc nhân tính, trong cuộc sống sẽ rất dễ đồng cảm với người khác 4. Người thường xuyên đọc sách có thể bao dung những âm thanh khác nhau Điểm này là đoạn kéo dài của đoạn trên, đọc sách càng nhiều, con người sẽ càng khoan dung, còn người ít đọc sách, thì trong quan niệm dễ bị ảnh hưởng bởi sự bảo thủ và chuyên chế Ví dụ chúng ta đọc một đoạn văn, tác giả và chúng ta sẽ có quan điểm khác nhau. Người thường xuyên đọc sách sẽ suy nghĩ xem vì sao anh ta lại có quan điểm như vậy, quan điểm của tác giả đúng không, có điểm nào đáng để học tập hay không? Còn người không đọc sách rất khó tiếp thu quan điểm không giống mình 5. Người thường xuyên đọc sách có lòng hiếu kì và sự ham học hỏi rất lớn Nếu ai đó có hay đọc sách, ngoại trừ nguyên nhân công việc và chuyên môn thì chính là vì thích đọc sách. Vì sao lại thích đọc sách? Vì thế giới trong sách quá tuyệt vời, rực rỡ chứ sao Đối với những người này, cho dù bao nhiêu tuổi thì trong họ vẫn tồn tại sự hiếu kì rất lớn giống như thời nhỏ. Chúng ta đối với thế giới còn nhiều điều chưa khám phá hết, vì vậy tôi muốn đi tìm hiểu Ngày trước tôi cũng chỉ đọc sách văn học và triết học, về sau thì đọc thêm sách thiên văn học bởi vì có hứng thú với vũ trụ. Sau nữa thì đọc sách về tâm lý học, kinh tế học, lịch sử, càng ngày càng phát hiện bản thân quá nông cạn 6. Người thường xuyên đọc sách rất khách quan Nói thật, một người muốn mình hành xử khách quan là rất khó, bởi vì bản chất chúng ta đều là chủ quan và ích kỷ. Nhưng người đọc sách nhiều thường sẽ ép buộc bản thân, đứng vào vị trí khách quan để xem xét vấn đề Tại sao lại làm như vậy? Bởi vì khi bạn có cảm xúc mạnh mẽ hoặc việc đó liên quan quá nhiều đến lợi ích bản thân thì con người sẽ giống như đeo một đôi kính màu, bị những thứ đó chi phối. Đọc sách càng nhiều, bạn sẽ càng có dũng khí và sự tự giác để vứt bỏ đôi kính kia, bởi vì bạn biết nó đang che phủ đôi mắt của mình.. 
Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/kinh-nghiem-du-lich-philippines-cho-dan-me-xe-dich/

Sau tuổi 50, có 10 điều cần nhớ kĩ để cuộc sống giữ được thăng bằng

Khi ở tuổi 50, 60, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn còn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm. Thay vào đó, hãy tận hưởng cuộc sống hồn nhiên như những năm tháng đầu đời.

Đừng bao giờ nghĩ mình phải để lại tất cả những gì đã kiếm được cho con cháu. Chớ nên lo lắng về những điều sẽ xảy ra với các con mình, cũng đừng lo sợ bản thân bị đánh giá thế nào. Bởi khi đã trở về với cát bụi rồi, bạn sẽ không còn nghe thấy bất cứ lời khen, tiếng chê nào nữa… Thời gian bạn có thể sống vui vẻ trên đời, có thể kiếm tìm của cải cũng sẽ chấm dứt. Vậy phải làm sao đây? Xin hãy ghi nhớ 10 điều sau để cuộc sống về hưu không mất đi trọng tâm, để hưởng thụ tháng ngày còn lại một cách an lành, hạnh phúc. 1. Đến tuổi 50, hãy học cách đối xử với bản thân tốt một chút. Khoản gì cần chi tiêu, hãy cứ mạnh dạn chi tiêu, điều gì đáng được hưởng thụ hãy cố gắng hưởng thụ. Đừng để sự hà tiện, tiếc rẻ khiến bạn lỡ đi những cơ hội vui sống cuối cùng. Một ngày kia khi số mệnh đã điểm, bạn sẽ mất đi tất cả. 2. Con cái đều đã lớn, chớ làm nô lệ cho chúng. Hãy giữ mối quan hệ với con cái, yêu thương và giúp đỡ khi cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng. Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nhất khi có thể và bằng lòng với những tiện nghi hiện tại. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn. Đa phần con cái đều yêu quý cha mẹ, nhưng chúng còn quá bận rộn với công việc, mái ấm riêng và những ràng buộc khác. Bạn hãy học cách tin tưởng con cái, hãy tin rằng tự chúng sẽ biết chăm lo cho cuộc sống của bản thân. Con cháu tự có phúc của chúng, đừng vì chúng mà mãi làm “thân trâu ngựa”, hãy học cách dần dần buông tay. 3. Hãy sống vui vẻ, tận hưởng những ngày tháng tươi đẹp trên cõi đời này. Cũng đừng so sánh công danh, địa vị, lợi lộc, chớ băn khoăn làm sao để con cái được xuất sắc như người khác. Đến tuổi 50, bạn chỉ nên so sánh xem mình có thể sống vui vẻ, khỏe mạnh và trường thọ hay không, như vậy là đủ. 4. Năng lực của mỗi người đều có hạn bởi chúng ta không phải là siêu nhân. Đối với những việc ta vốn bất lực không thể thay đổi thì đừng nên quá bận tâm, chấp nhất. Mọi sự tình đều có quy luật an bài của Trời Đất, dù bạn có bận tâm tới đâu cũng vô dụng, ngược lại chỉ khiến thân tâm khó nhọc, tinh thần bản thân suy nhược mà thôi. 5. Về cơ bản, khi về già, bạn vẫn chỉ có thể tự lực cánh sinh, dựa vào chính mình mà thôi. Đừng ảo tưởng, hy vọng quá nhiều vào người khác, đừng cầu mong sự trả ơn, giúp đỡ của họ. Đối với con cái, tiền bạc của bạn đương nhiên là của chúng nhưng tiền bạc của chúng ngược lại chưa chắc đã phải là của bạn. Hãy tỉnh táo trong chuyện này. 6. Hãy tự học cách tìm một người tri kỷ để làm bạn, bởi chỉ có bạn bè mới là người đồng hành tốt nhất trong những năm tháng về sau. Con cái dù có tấm lòng hiếu thuận tới đâu nhưng những lo toan cuộc sống cũng sẽ cuốn hết sự quan tâm của chúng. Con không phải lúc nào cũng luôn ở cạnh ta. Hãy học cách tự tìm người đồng hành để san sẻ cùng bạn những niềm vui nỗi buồn. 7. Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có và những gì có xung quanh bạn. Cũng đừng quên bạn bè. Họ chính là tài sản của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản: Chịu khó lắng nghe, không ngắt lời, chớ nhạo báng, hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại, hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối, hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên. Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn. 8. Đến tuổi 50, đừng tiếp tục lãng phí sức khỏe để đánh đổi lấy những vật ngoài thân. Tiền dù có nhiều đến đâu cũng không mua nổi sức khỏe. Đánh đổi sức khỏe để kiếm được càng nhiều tiền rốt cuộc cũng chỉ để mua về một đống thuốc. Hãy biết đủ làm vui, trân trọng sức khỏe bản thân. Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu tiền là đủ? Một triệu? Mười triệu? Hay một tỉ? Từ hàng ngàn héc ta ruộng đất, bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày. Từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông để ở, một chỗ ngủ, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp. Hà cớ gì phải truy cầu, tham lam, đuổi theo hết thảy thứ này thứ khác trong đời? Chỉ cần sống vui vẻ, hạnh phúc là được phải không? 9. Hạnh phúc là tự mình cố gắng tạo nên, vui vẻ cũng là tự mình tìm kiếm. Biết giữ một tâm trạng luôn thoải mái, yên ổn thì mỗi ngày mới chính là một ngày vui, mỗi chuyện lướt qua tầm mắt mới nhẹ nhàng, thanh thản. 10. Hãy giữ gìn thật tốt trạng thái tinh thần. Tinh thần vui vẻ thì bệnh mới không tới. Tinh thần tốt hơn thì bệnh mới có thể khỏi sớm hơn. Hãy lên cho mình một kế hoạch và chờ đợi những ngày tiếp theo. Một ngày sống không có phút giây nào vui vẻ là một ngày bị mất đi đầy uổng phí. Một ngày dù chỉ có một giây phút vui vẻ ngắn ngủi cũng là được lợi biết bao. Một tâm hồn lạc quan giúp chữa lành bệnh tật nhanh chóng. Một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa cả. Hãy ra ngoài thường xuyên, đi dưới ánh mặt trời, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm nhiều năm với thể lực và sức khỏe dồi dào. Và cuối cùng, hãy nhớ bằng lòng với những gì mình đang có trong tay… Nguồn: https://www.dkn.tv/
Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/vnreview-nhung-dia-diem-du-lich-han-quoc-dang-den-nhat/

Người không tranh giành không phải là người ngốc mà là người có phúc

Ở đời, nếu như sống mà ánh mắt luôn nhìn “chằm chằm” vào người khác thì sẽ rất mệt mỏi! Sống đừng nghĩ rằng mọi việc phải đem ra tranh đua cao thấp! Có một số thứ trong đời không phải là tranh mà có được, mà được cũng chưa hẳn là vui. Người khác có sự huy hoàng của họ, bạn cũng có sự tốt đẹp, sáng lạn của mình.. 1. Con bất hòa với cha mẹ vì tranh thắng thua Kỳ thực, trên thế gian này chẳng có ai phải có nghĩa vụ đối tốt với bạn cả. Chỉ có cha mẹ mới có thể không so đo, tính toán đến sự báo đáp mà yêu thương chăm sóc chúng ta mà thôi! Khi cha mẹ căn dặn chúng ta phải biết tiết kiệm, đừng trách cha mẹ là những “kẻ nô lệ của đồng tiền”, đừng tranh luận rằng tiền mình làm ra mình tự chi tiêu. Cha mẹ làm như vậy chỉ là mong muốn chúng ta chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau này của mình mà thôi!   Mỗi khi cha mẹ nhắc nhở chúng ta, trời lạnh rồi nhớ mặc thêm áo ấm, đừng tranh luận với cha mẹ rằng chỗ của bạn ấm áp như thế nào, ánh mặt trời rực rỡ ra làm sao, bỏ mặc sự quan tâm của họ. Những lời nhắc nhở ấy chẳng qua chỉ là vì quan tâm chúng ta, sợ chúng ta lâm bệnh mà không có cha mẹ ở bên chăm sóc mà thôi! Có đôi lúc, sự lo lắng của cha mẹ là vô căn cứ, sự quan tâm của cha mẹ là “không cần thiết” tuy nhiên cha mẹ làm như vậy tất cả đều là vì hy vọng con cái có cuộc sống tốt sau này. Đừng tranh giành thắng thua với cha mẹ, đó mới là sự hiếu thảo lớn nhất! 2. Vợ chồng bất hòa vì tranh đúng sai Trong hôn nhân, chúng ta thường xuyên thấy cảnh người vợ không thuận lợi trong công việc liền mượn cớ phát sinh bực tức cáu giận với người chồng. Người chồng vì thể diện của bản thân mà trước mặt bạn bè, người ngoài sai khiến người vợ, người vợ không chịu được cảnh ấy và thế là mối quan hệ êm đẹp trở nên bất hòa… Thực ra, khi người chồng trong gia đình có làm một chút việc sai trái mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cục thì đừng so đo, tính toán chi li mà sinh ra bất hòa. Những khi ấy, nếu như có thể “một mắt nhắm, một mắt mở” mà bỏ qua thì bạn không phải là người yếu đuối, không có năng lực mà điều đó nói lên rằng, bạn là người khoan dung, độ lượng. Khi người vợ vô ý mắc phải sai lầm lớn, người chồng không cần phải nhục mạ, chỉ trích, thậm chí đánh mắng mà hãy thật lòng an ủi đối phương, ra sức tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề. Đây không phải thể hiện ra bạn là người ủy khuất, nhu nhược mà thể hiện bạn là người chín chắn, vững vàng và bao dung. Trên thế giới này, hai vợ chồng không phải mỗi người là 100%, mà mỗi người chính là một nửa, ghép lại thành 100% mà thôi! Hai người cùng nhau học cách đối diện với sai lầm của đối phương, giúp nhau hoàn thiện bản thân và tự hoàn thiện mình. Đã là một đôi, một cặp đâu cần phải tranh luận ai đúng ai sai để làm gì? 3. Bạn bè bất hòa vì tranh cao thấp Bạn bè đến với nhau là bởi vì có duyên mà ngàn dặm mới quen nhau, vì chí hướng hợp nhau mới hiểu nhau. Người xưa có câu: “Vàng bạc dễ được, tri kỷ khó tìm”, cho nên đừng bao giờ tranh cao thấp với bạn bè. Có thể công việc của chúng ta không cao sang bằng của bạn, đơn vị công tác không nổi danh như của bạn nhưng phải nhớ rằng, công việc là không có phân chia cao thấp, lao động là không có phân biệt giá trị. Có thể làm tốt công việc bằng chính sức lao động của bản thân mình thì chúng ta cũng đã được xem là một chuyên gia rồi! Có thể nhà chúng ta ở diện tích không rộng, giá cả không đắt bằng nhà của bạn. Nhưng suy cho cùng cũng đâu có vấn đề gì? Sự ấm áp trong căn nhà không phải được quyết định bằng diện tích lớn hay nhỏ, đắt hay rẻ mà nơi nào có sự yêu thương thì nơi đó sẽ là tổ ấm! Trong xã hội bấy giờ, người ta thường cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, đần độn. Tuy nhiên, người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn! Xét cho cùng, tâm nhàn là phúc khí tốt nhất của đời người. Người không tranh sẽ tự nhiên ung dung, thản đãng. Người không so đo, tính toán sẽ thường tự nhiên mà vui vẻ, khoái hoạt. Con người từng so đo rồi nhận được sự trả giá, đến cuối cùng mới hiểu ra hết thảy những gì đến rồi cũng sẽ đi, chỉ có thể lưu lại một khoảng không hư danh mà thôi! Thế nên, so đo, tính toán, tranh giành để làm gì? Nguồn: https://news.chiaseyeuthuong.website/nguoi-khong-tranh-gianh-khong-phai-la-nguoi-ngoc-ma-la-nguoi-co-phuc/
Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/kinh-nghiem-du-lich-ham-lon-trong-ngay-tu-tuc-tu-a-z/